Sau thời gian dài ngủ đông, du lịch Bình Thuận sắp tiệm cận đà tăng trưởng đột phá, dự kiến đón lượt du khách sánh ngang Đà Nẵng, Phú Quốc trong 1-2 năm tới. Khoảng 20.000 tỷ đồng sẽ mang Bình Thuận trở thành Thủ Phủ Resort, khắc phục hạn chế kết nối hạ tầng từng tồn tại trước đó tại địa phương.
20.000 tỷ đồng mài dũa “Viên Ngọc Bình Thuận”
Sở hữu 192 km đường bờ biển tuyệt đẹp, Bình Thuận là 1 trong 28 tỉnh thành được đánh giá rất cao về tiềm năng khai thác du lịch biển. Theo thống kê từ Trung tâm Thông tin xúc tiến du lịch Bình Thuận, chỉ riêng trong tháng 11/2018, dự ước hơn 525.000 lượt khách đến du lịch ở Bình Thuận, và con số ước đạt là 5,1 triệu lượt khách khi lũy kế 11 tháng.
Thông số này cho thấy, Bình Thuận có giá trị khai thác du lịch vô cùng tiềm năng. Vấn đề là làm sao để đánh thức được tối đa lợi thế, nâng tầm phát triển Bình Thuận thành “Trung tâm du lịch trọng điểm tại Việt Nam” trong thời gian tới.
Qua nhiều cuộc họp, các chính sách từ Nhà nước và những hợp đồng thương thuyết thành công, khoảng 20.000 tỷ đồng đã được rót vốn vào địa phương để triển khai các hạng mục cơ sở hạ tầng kết nối. Giới chức trách kỳ vọng, “Viên Ngọc Bình Thuận” sẽ được mài dũa thông qua những tuyến cao tốc hiện đại, những con đường ven biển thơ mộng và cung đường bầu trời độc đạo.
Điểm một vòng các dự án hạ tầng trọng điểm, nổi bật lên hàng loạt siêu công trình đẳng cấp, có khả năng nâng Bình Thuận “một bước lên tiên”. Bệ phóng đầu tiên đến từ Dự án nâng cấp Sân bay Phan Thiết từ 4C lên 4E với kinh phí ban đầu 5.600 tỷ đồng, mục tiêu kéo dài đường băng cất cánh hạ cánh 2.400m lên 3.050m. Dự kiến năm 2020 sẽ hoàn thành giai đoạn 1 với tổng vốn đầu tư 3.000 tỷ đồng, lưu lượng 500.000 hành khách và 10.000 tấn hàng hóa/năm. Khi công trình hoàn thiện, giá trị về du lịch và kinh tế sẽ tăng trưởng nhanh chóng, dễ dàng thu hút khách quốc tế – nội địa đến tham quan Bình Thuận.
Bên cạnh đó, dự án Cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết dài 98km và dự án đường Cao tốc Vĩnh Hảo – Phan Thiết dài 113km cũng chính thức khởi động vào tháng 2/2018, với tổng vốn đầu tư lên đến 40.000 tỷ đồng. 2 cung đường này sẽ kết nối Bình Thuận dễ dàng cả 2 hướng Bắc Nam. Nếu trước đây, di chuyển từ TP.HCM đến Phan Thiết mất từ 3 đến 3.5 giờ thông qua Cao tốc Long Thành – Dầu Giây thì đến năm 2020, thời gian sẽ rút ngắn chỉ còn 2 giờ. Trường hợp di chuyển đường hàng không, thời gian sẽ chỉ mất 30 phút cho quãng đường từ TP.HCM – Phan Thiết và khoảng 1.5 giờ từ Hà Nội – Phan Thiết.
Hạ tầng phi mã – Bất động sản đột phá
Như “Hổ mọc thêm cánh”, bất động sản nghỉ dưỡng ven biển Phan Thiết, Bình Thuận đứng trước tiềm năng phát triển vượt bậc. Hàng loạt dự án nghìn tỉ bắt đầu nở rộ tại những cung đường biển tuyệt đẹp, báo hiệu cuộc chạy đua thần tốc của các “ông lớn” đầu ngành.
Dự báo trong năm 2020, nhiều dự án hạ tầng giao thông sẽ chính thức hoạt động. Đây là cơ hội lớn cho các nhà đầu tư trong giai đoạn 2018-2019, vì thời điểm đã chín mùi, thỏa mãn tiêu chí “Thiên thời – Địa lợi – Nhân hòa”. Đầu tư vào bất động sản nghỉ dưỡng ven biển chưa bao giờ hấp dẫn và an toàn như thế.
Trên một “chiến tuyến khác”, trong khi các đại gia bất động sản bắt đầu chạy đua cự li ngắn với những dự án nhỏ lẻ, cấp tốc vào Bình Thuận; Công ty Cổ phần Đầu tư – Thương mại – Dịch vụ Việt Úc đã chạy Marathon từ khi vùng đất này vẫn còn là một Viên Ngọc Thô. Nổi bật nhất trong chuỗi dự án của Việt Úc, có thể kể đến Aloha Beach Village – Khu phức hợp sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí 4 sao tiêu chuẩn quốc tế.

Aloha Beach Village là dự án quy mô 18 ha với tổng vốn đầu tư lên đến 3.200 tỷ đồng, nằm dọc trục đường biển ĐT 719B tại xã Thuận Quý, huyện Hàm Thuận Nam, Bình Thuận. Dự án đã hoàn thiện giai đoạn 1 và đang bàn giao theo kế hoạch. Đồng thời Việt Úc cũng đã khởi công xây dựng giai đoạn 2 dự án, với tổng đầu tư 2.000 tỷ đồng, cung cấp thêm cho thị trường 1.200 căn hộ nghỉ dưỡng đẳng cấp.
Giới chuyên gia nhận định, Aloha Beach Village là dự án hứa hẹn sẽ mang lại lợi nhuận lớn cho các nhà đầu tư, đặc biệt trong giai đoạn Bình Thuận đang trỗi dậy mạnh mẽ về hạ tầng giao thông. Hiện Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã chỉ đạo điều chỉnh cục bộ quy hoạch đường ven biển đoạn Phan Thiết – Thuận Quý với 3 dự án trọng điểm: Đường ĐT 719B Phan Thiết – Kê Gà tổng vốn 1.000 tỷ đồng, đường ĐT 719 Kê Gà – Tân Thiện tổng vốn 600 tỷ đồng và đường ĐT 711 tổng vốn 1.490 tỷ đồng.
Aloha Beach Village bắc qua tuyến 719B Phan Thiết – Kê Gà (rộng 16m, dài 25.4 km) sắp được hoàn thiện trong thời gian tới, hiển nhiên sẽ hưởng trọn ưu thế từ hạ tầng chung của Bình Thuận và hạ tầng riêng từ vùng biển Hàm Thuận Nam. Cũng tại cột mốc Aloha, tuyến xe bus do Việt Úc đầu tư sẽ ra mắt vào năm 2019, phục vụ tối đa nhu cầu di chuyển – tham quan của du khách.
Con tàu đã chuẩn bị ra khơi, các nhà đầu tư sẽ ở lại đất liền ngắm hoàng hôn, hay lên tàu đi đến những chân trời hửng nắng?